Bảo Bình's

ngôn ngữ từ trái tim

Chúng ta thường nghĩ nhiều đến cái đẹp của khuôn mặt và cơ thể. Thế còn cái đẹp của trái tim và tâm hồn thì sao? Bạn có thể rèn luyện mình để trở nên ngày càng đẹp hơn khi ngày càng lớn tuổi.

Bạn có thích ý tưởng ấy không? Tôi rất thích nó. Tôi đang cố gắng. Tôi muốn trở nên ngày càng đẹp hơn khi lớn tuổi dần.

Tôi hạnh phúc khi thấy mình ngày càng già đi, bởi vì tôi biết mình sẽ đẹp hơn.

Vì vậy, đừng có buồn khi thấy mình già đi. Điều đó tốt chứ có gì xấu đâu.

Sự bất mãn khiến khuôn mặt bạn chai đá, và dạ dày rát bỏng.

Mỗi khi bất mãn, dạ dày của bạn tiết thêm nhiều axit.

Và khuôn mặt của bạn cũng trở nên chai cứng như đá. Không còn mềm mại và dịu dàng nữa. Rất xấu.

Ngày này qua tháng nọ, biết bao nhiêu niềm vui, năng lượng, nghị lực, thời gian và tiền bạc của bạn đã bị sự bất mãn lấy đi mất?

Bạn đã lãng phí bao nhiêu – tiền bạc, thời gian, nghị lực, năng lượng, niềm vui…bạn đang phung phí nó. Thay vì an vui, bạn lại khổ sở, phiền não, buồn bực và thất vọng.

Ai đang làm điều đó? Bạn đang tham dự, đang góp phần vào đấy thôi. Thực ra bạn đang tạo ra nó bằng chính những suy nghĩ của mình.

Chúng ta mua chiếc xe mới, bởi vì nó hiệu quả hơn. Chúng ta xây nhà mới cũng bởi vì nó hiệu quả hơn.

Nhưng hãy nghĩ nhiều hơn đến cho thân và tâm của bạn. Hãy làm cho thân tâm bạn hiệu quả hơn. Hãy bảo tồn năng lượng của bạn. Chúng ta chỉ có một lượng thời gian và năng lượng hạn chế.

Hãy tập sống có trách nhiệm với chính mình.

Bạn chịu trách nhiệm về hạnh phúc của chính mình, hãy làm cho mình hạnh phúc, bình an, tĩnh lặng và yêu thương.

Thời điểm để bạn chấm dứt sự bất mãn chính là ngày hôm nay. Đừng đợi đến ngày mai.

Chính là ngày hôm nay – là lúc này. Chính lúc này.

Hãy tự cho mình cơ hội để nguội trở lại, trầm tĩnh lại. Mỗi khi có chuyện gì xảy đến và làm bạn thất vọng, hãy dành thời gian hành thiền, thậm chí chỉ trong hai phút thôi.

Thở vào, thở ra, thư giãn khuôn mặt, thư giãn cánh tay của bạn.

Bởi vì khi bực bội và thất vọng, khuôn mặt của bạn trở nên căng thẳng, hai tay của bạn cũng căng cứng.

Vì vậy, mỗi khi bực bội, hãy cảm nhận khuôn mặt và cánh tay của mình và thư giãn ra.

Ngay cả khi chỉ hành thiền trong vòng hai phút, nó cũng giúp cho bạn rất nhiều.

Và nếu bạn có thời gian thì hãy hành thiền thêm chút nữa, trầm tĩnh trở lại và xem điều tốt nhất mình có thể làm bây giờ là gì.

Hãy cố gắng hết mình. Chúng ta luôn luôn có thể cố gắng làm mọi việc tốt hơn, ngay cả bằng những cách rất nhỏ, chúng ta luôn có thể làm mọi việc tốt đẹp hơn. Vì vậy, hãy cố gắng hết mình.

Khi nghe đến câu “cố gắng hết mình” – tôi lại nhớ đến một bài hát của đất nước này.

Tôi không nhớ lời của cả bài, nhưng nhớ được một vài dòng. Đoạn đầu tiên là: “Ôi Thượng đế, thật là khó để khiêm nhường khi bạn đang làm hết mình”. Câu cuối cùng là: “Ôi Thượng đế, thật là khó để khiêm nhường, nhưng con đang cố gắng hết mình”.

Đã ai từng nghe bài này chưa? “Ôi Thượng đế, thật là khó để khiêm nhường, nhưng con đang cố gắng hết mình”. Một đoạn khác là: “Ôi Thượng đế, thật khó mà khiêm nhường khi bạn hoàn hảo về mọi mặt”.

Nhưng thật khó để mà hoàn hảo về mọi mặt. Đúng vậy, thật khó để mà khiêm nhường bởi vì tôi đang cố gắng hết mình. Tôi cố gắng làm hết mình. Đó chỉ là nói khoác.

Tôi có thể làm mọi việc tốt hơn, nhưng tôi lại không làm, chỉ nói sẽ cố gắng hết mình mà thôi. (Bài hát Thật khó để khiêm nhường của Mac Davis).

Nhưng dù sao, ngay cả khi bạn không cố gắng hết mình, thì cũng nên tha thứ cho chính mình. Đừng để mình bất mãn.

Đừng tự hủy hoại mình bằng cách suốt ngày lo lắng và bất mãn. Đừng tự hủy hoại chính mình. Khi tức giận là bạn đang tàn phá thân tâm mình. Trạng thái tâm tiêu cực ấy sẽ đầu độc cơ thể bạn. Bạn đang tự đầu độc thân tâm mình.

Sayadaw U.Jotika

Namo Buddhaya

Bình luận về bài viết này »

… Có những cuộc lên đường chất đầy những kỷ niệm như xe bò chở đá. Có những cuộc lên đường nhẹ nhàng như mây trắng đầu non. Hành giả trên đường tu phải là kẻ hành nhân một đời làm những cuộc giã biệt.

Nói thiệt, con đường nào cũng có những trở ngại, nhưng ai dám bảo mình chưa từng lưu luyến một nơi chốn nào đó trên những dặm trường đã một lần ghé qua. Rồi thì nói một cách đau lòng nhưng không thể khác hơn, là ai cũng phải cắn răng mà băng mình đi về phía trước, hướng tới những chiều cao mà mình chưa đến được. Nguyên tắc thì nghe đơn giản vậy, nhưng thực tế không một hành giả nào đến đích mà chân không rướm máu, chưa kể một trái tim rách bươm với những gai cỏ tàn độc trên đường.

… Khi anh mất tiền cho một thứ vô ích nào đó, có nghĩa là anh cũng đang làm mất số tiền để mua một món cần thiết nào đó. Tiền bạc thì trên đời có nhiều người thừa sức hoang phí. Nhưng tuổi đời thì không bao giờ được vậy. Ai cũng chỉ có nhiều lắm là trăm năm cho một kiếp người. Còn ăn, hết nhịn. Vậy mà trớ trêu thay, thời gian lại là thứ bị người ta tiêu hoang thường nhất.

… Những dặm đường ngát hương hoa cỏ, những không gian mây trắng trời xanh, những tuyết trắng, nắng vàng, rồi thì áo hồng áo lục, chung tình hay phụ bạc, thề non hẹn biển gì rồi cũng một cuộc biển dâu… Gì cũng phải bỏ lại hết để mà đi. Đi về đâu mới được chứ? Ừ thì một cõi phù vân!

T o ạ i K h a n h

Bình luận về bài viết này »

Người hay cảnh đều là duyên. Đẹp hay xấu vốn khó có thể phân định.

Thế nhân hay bị vẻ đẹp bề nổi làm rung động. Mà quên đi vẻ đẹp trầm mặc tao nhã bên trong.

Có những vẻ đẹp rất sâu, mà phải kinh qua trải nghiệm mới có thể tìm được.

Như vẻ đẹp bình an của một chiếc lá. Có lẽ, chỉ những người đã từng trải gió sương, đi qua nhiều chìm nổi. Mới cảm nhận rõ ràng nhất, sự quý giá của một góc vườn bình đạm an yên.

Còn với những người còn nhiều tham vọng, một góc vườn xào xạc lá rơi lại là nơi nhàm chán tịch liêu.

Cùng là một vẻ đẹp, mà mỗi người mỗi khác. Làm sao ta trách được lòng người, vốn đã nhiều thị thị phi phi.

Tph

Bình luận về bài viết này »

” NGỠ BÂY GIỜ LÀ BAO GIỜ ” – Kiều

“Câu “ngỡ bây giờ là bao giờ” là một câu siêu tuyệt! Tôi đề nghị quí vị nên viết câu này treo lên tường, vì ta không biết trân quí những gì ta có. Ta đang sống mà không biết trân quí sự thật là mình đang còn sống. Ta cứ để phiền não, tham sân, giận hờn, tuyệt vọng chiếm ngự mình. Ta không thật sự sống được giây phút mà cuộc đời ban cho ta. Ta không có khả năng sống cái bây giờ, ta luôn nhớ tiếc cái quá khứ hay lo lắng cho cái tương lai, mà cái bây giờ rất mầu nhiệm.

Ta cứ nghĩ tới một tương lai nào đó. Bao giờ mà tôi có cái đó, bao giờ mà tôi làm được chuyện đó, bao giờ mà tôi có bằng cấp đó, bao giờ mà tôi cưới được người đó, bao giờ mà tôi có được cái nhà như vậy, bao giờ mà tôi có công ăn việc làm đó thì tôi mới có hạnh phúc. Cái “bao giờ” đó có thể không bao giờ tới. Trong khi đó thì ta hy sinh cái “bây giờ” cho cái “bao giờ”.

Tin vui là bạn còn sống

Và cây xoan ngoài ngõ đã ra hoa.

Cây xoan ấy

Bạn thấy không

Đã can trường đứng vững

Suốt cả một mùa Đông băng giá.

Bởi vì bạn đang sống, tất cả mọi thứ là có thể.

Thiền Sư Làng Mai

__(())__

Bình luận về bài viết này »

Kinh Pháp Cú có câu: “Thắng một vạn quân không bằng thắng mình. Thắng mình mới là chiến công oanh liệt.”

Chế ngự cơn giận là một công phu tu tập mạnh mẽ, là sức chịu đựng không phải tầm thường. Người thực hành pháp nhẫn để thắng được mình thì không phải yếu đuối.

Quanh ta có rất nhiều điều không như ý muốn. Nếu không có sức chịu đựng, sức kham nhẫn thì sẽ đau khổ phiền muộn mãi.

Ngược lại có đủ sức kham nhẫn thì sẽ được an vui tự tại,

Một thái độ nóng giận có thể thiêu đốt công đức bao nhiêu năm sống theo thiện pháp tích góp của mình.

Phật dạy “chỉ một đốm lửa sân làm cháy cả rừng công đức”.

vì thế, giữ không nóng giận là cách bảo vệ đức tính tốt của mình trọn vẹn nhất.

Nhẫn có ba loại:

*Một là nhẫn với người.

Đối với lời nói trái tai, hành động gai mắt hoặc người mắng chửi đánh đập mà nhẫn được, bỏ qua hết, không buồn giận, đó là tu nhẫn với người.

kinh A-hàm kể về ngài Phú-lâu-na xin đức Phật về phương Bắc giáo hóa,

đức Phật hỏi: – Này Phú-lâu-na, người phương Bắc hung hăng lắm, nếu ông về đó giáo hóa họ sẽ chửi mắng ông, ông nghĩ thế nào?

Đáp: – Bạch Thế Tôn, nếu họ chửi mắng con, con nghĩ họ cũng còn lương thiện vì chưa đánh đập con.

– Giả như họ đánh đập ông thì ông nghĩ thế nào?

– Bạch Thế Tôn, nếu họ đánh đập con, con nghĩ họ cũng còn lương thiện vì chưa giết con chết.

– Nếu họ giết ông chết thì ông nghĩ thế nào?

– Bạch Thế Tôn, nếu họ giết con chết thì họ là người ơn của con vì nhờ họ mà con bỏ được cái thân tứ đại hôi thối này.

Phật nói:

– Được, như vậy thì ông nên đến đó giáo hóa.

Bực thánh hành xử thật đáng cho ta suy gẫm.

* Hai là nhẫn với mình.

nhẫn với mình là hạnh khó làm. Nhẫn với mình là nhẫn sự đau đớn, bệnh hoạn, nhẫn với sự đòi hỏi, thèm muốn của thân: ăn ngon, mặc đẹp, hưởng thụ̣ cảm xúc, hưởng thụ giác quan, hưởng thụ theo nhu cẩu thị hiếu. …làm mọi điều cũng chỉ để cung ứng thỏa mãn khác vọng cuả thân.

Người biết thực hành nhẫn là biết tiết chế và dừng lại đúng lúc, không mặc tình chìu theo thân để buông lung thả trôi nỗi muốn làm gì thì làm.

Đối với những gì mình ưa thích cũng phải bỏ. đó là thực hành “nhẫn ba la mật”

* Ba là nhẫn với hoàn cảnh, thời tiết.

thời tiết thất thường là do nghiệp xấu của chúng sanh chiêu cảm, vì thế nếu ta oán th́an thời tiết là không đúng.

Hoàn cảnh quanh ta thuận hay nghịch, bằng lòng hay không bằng lòng, là do nghiệp chung cọng hưởng nên mới tùy hiện, vì thế không nên oán trách hoàn cảnh quanh ta.

Sống trong đạo cũng có khi gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn. Trong kinh Phật dạy nơi nào có Phật pháp, dù cho đói rét cũng phải theo thầy tu học. Còn nơi có gạo dư thừa mà thiếu đạo đức, cũng nên bỏ mà đi.

. Nên nói mặc áo nhẫn nhục là mặc áo Như Lai, Người được như vậy là người chiến thắng bản thân mình.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.

Bình luận về bài viết này »

Nhân quả tội lỗi trên đời

Người nào cũng có không vơi kiếp này

Còn sống là còn trả vay

Vay trong lời nói rồi vay tiếng cười.

Nợ người câu nói yêu thương

Vay người tình cảm vấn vương một đời

Nợ nần gieo rắc nơi nơi

Khi nào trả hết cuộc đời mới yên.

Trả vay đâu phải chỉ tiền

Người vay nghiệp chướng trả liền hoặc sau

Khuyên người tỉnh thức mau mau

Kiếp này vay ít kiếp sau an nhàn.

Hiểu được nhân quả mình mang

Đời là vay trả rỏ ràng không sai

Muốn biết cuộc sống ngày mai

Hãy xem nghiệp tạo trả vay kiếp này.

Nhân quả báo ứng chẳng sai

Quả ta, ta nhận bởi nhân ta làm

Quả ứng hiện thật rõ ràng

Kiếp này không hiện, kiếp sau trổ đầy.

Quả nhân, nhân quả đi đôi

Như vang theo tiếng, như bóng theo hình

Bởi thế nên cân nhắc kỹ

Nhân của ta ba nghiệp hẳn thiện lành

Không gây nhân ác quyết không

Quả ta sẽ ngọt an lành phước tăng.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.

NAM MÔ ĐẠI TỪ ĐẠI BI CỨU KHỔ CỨU NẠN QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT.

Sưu tầm.

Bình luận về bài viết này »

Hạnh phúc trong nghịch cảnh

Người hạnh phúc không phải là người có nhiều thứ, mà là người vẫn mỉm cười ngay cả khi trong tay không có thứ gì. Bởi vậy, hãy nói lời cảm ơn ngay khi cuộc sống này gặp phong ba bão táp…

Bởi cuộc sống vốn không hoàn mỹ, hãy học cách dang tay đón nhận tất cả những gì chúng ta đang có, dù thuận lợi hay khó khăn, cũng đều là an bài tốt nhất từ cuộc đời. Nếu có thể nghĩ được như vậy, chúng ta dẫu gặp nghịch cảnh thì con tim vẫn biết reo vui.

Chuyện trong đời, đâu thể mười phân vẹn mười? Nếu tâm thay đổi thì thái độ của bạn cũng sẽ thay đổi. Thái độ thay đổi, thì thói quen của bạn sẽ thay đổi. Thói quen thay đổi, thì tính cách của bạn sẽ thay đổi. Tính cách thay đổi, thì cuộc đời của bạn sẽ lật sang trang.

Người hạnh phúc không phải là người luôn thuận buồm xuôi gió, mà là người biết dang tay đón nhận ngay cả khi đứng giữa bão táp, phong ba.

Khi có thể dang tay đón nhận nghịch cảnh, bạn sẽ có thể mỉm cười trong bất cứ hoàn cảnh nào. Khi ấy, bạn có thể thả lòng thưởng thức trăm hoa đang chúm chím sắc xuân, tần ngần ngắm những cánh sen đang bàng bạc tả tơi của mùa hạ, đắm đuối trong sự đa tình và lãng mạn của mùa thu, hay hòa tan trong sự nồng hậu và bao dung khi đông về.

Bởi gieo xuống hạt giống của “hạnh phúc trong nghịch cảnh”, mỗi buổi sớm tinh khôi, bạn sẽ mỉm cười đón ánh bình minh, khi hoàng hôn buông xuống, lại thưởng thức sự mỹ lệ dưới ánh chiều tà.

Tới nay, tôi mới thấu hiểu một đạo lý đơn giản rằng: Sinh mệnh vốn dĩ đã đầy sự nuối tiếc, vì nuối tiếc mới trở nên mỹ lệ. Nhưng hiểu cách trân quý mọi nghịch cảnh, đón nhận mọi khó khăn, chúng ta sẽ có được cội nguồn vĩnh viễn của hạnh phúc!

Tph

Bình luận về bài viết này »

Hồn Trung Đạo

Người tu hành thì nên:

Nhu hòa nhưng không nhu nhược

Thận trọng nhưng không nhút nhát

An lạc mà không dễ duôi

Mạnh mẽ mà không thô bạo.

Giữ Đạo mà không cố chấp

Vị trí thấp mà lòng thanh cao.

Lễ chào nhưng không khúm núm.

Dành dụm mà chẳng bo bo

Tặng cho mà không điều kiện

Cầu nguyện chứ không van xin

Cảm tình mà không vướng mắc.

Chân thật mà không dễ tin

Tâm linh mà không mê tín

Thanh tịnh nhưng không cầu nhàn

Rộng rãi mà không phung phí.

Biệt lập mà không lập dị

Khai thị chứ không khoa trương .

Lý tưởng mà không tham vọng

Hòa hợp nhưng không hòa tan

Dịu dàng mà không yếu đuối .

Ràng buộc mà vẫn tự do

Ước mơ.. nhưng không ảo tưởng

Kính trọng mà không thần tượng

Như Ý chẳng bằng Ý Như..

Như Nhiên

T TTuệ

Bình luận về bài viết này »

Nhân duyên là gì ? Là giữa một mùa thu mà hai phiến lá cùng nhau rơi một lúc. Tình yêu là gì ? Là một bàn tay chỉ nắm một bàn tay.

Bình luận về bài viết này »

Vàng hay bùn, thứ nào giá trị hơn?

Có một người cầu Đạo tìm gặp một vị Cao Tăng xin thỉnh giáo, Cao Tăng hỏi anh ta:

” Anh cho rằng một hạt vàng và một đống bùn, thứ gì tốt hơn?”

Người cầu Đạo đáp:

“Tất nhiên là vàng rồi!”

Vị Cao Tăng mỉm cười, nói tiếp:

“Vậy nếu anh là một hạt giống thì sao?”

Đúng vậy, rất nhiều khi chúng ta chỉ sử dụng quan niệm nhân gian để đong đếm tất cả những thứ mà chúng ta nhìn thấy mà quên mất rằng, giá trị thực sự của nhiều sự vật thực ra lại được quyết định bởi độ phù hợp của bản thân nó.

Và cuộc sống này cũng như vậy.

Khi chúng ta ngưỡng mộ người khác có cuộc sống sung sướng, sang trọng, ăn ngon mặc đẹp, chúng ta lại quên không suy nghĩ rằng, liệu những thứ đó có phù hợp với bản thân mình trước giờ vốn sống chất phác, giản dị, tự tại hay không; giả dụ đặt mình vào trong cuộc sống nhung lụa đó, mình có thực sự tiếp nhận được hay không, có thể vui vẻ thực sự hay không.

Tĩnh tâm suy nghĩ, mới phát hiện, những gì phù hợp với mình nhất mới là thứ tốt nhất. Vì thế, chúng ta không cần thiết phải ngưỡng mộ hạnh phúc trong nhung lụa của người khác, bởi có khi, nó chẳng phù hợp với mình.

Không nên việc gì cũng lôi ra so sánh, sẽ tránh được việc đánh mất tâm hồn. Sống có nguyên tắc, biết mình biết ta, sống tốt cuộc sống của mình, tận hưởng từng khoảnh khắc ở hiện tại, đó mới là thứ chúng ta cần theo đuổi.

Trên thế giới này không có cái gì là xấu, tốt tuyệt đối. Chỉ cần phù hợp với chúng ta, đó sẽ là thứ tốt nhất.

( st )

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Bình luận về bài viết này »

_((()))_ NGUYÊN TẮC LÀM NGƯỜI…!!! _((()))_

– Làm người, tiền bạc ít một chút cũng được, nhưng đừng để ý chí nghèo hèn, đừng vì thiếu tiền mà tầm nhìn hạn hẹp. Dù không thể đạt đến vinh quang thì cũng nên làm một người hữu dụng.

– Làm người, ngoại hình có thể không bắt mắt, nhưng đừng để nội tâm xấu xí. Nhân từ lương thiện không phụ thuộc bề ngoài, mà xuất phát từ bên trong tâm hồn.

– Làm người, hình thể thấp bé một chút cũng được, nhưng đừng để tấm lòng nhỏ nhen. Thế gian chẳng ai thích những kẻ tâm địa hẹp hòi. Dù vai nhỏ lưng gầy nhưng tấm lòng nhân hậu, vẫn an ủi sưởi ấm được vô số người.

– Làm người, thể trạng gầy yếu một chút cũng được, nhưng đừng để tinh thần nhu nhược. Những người nhu nhược thường hay bi quan và tự ti, cho nên nhất định phải luyện lấy tinh thần dũng cảm, có chủ kiến và tự tin.

– Làm người, tai mắt chậm chạp một chút cũng được, nhưng không được để tâm trí mê muội. Nhớ nhắc mình giữ lấy tâm sáng trí thông để nhìn xa trông rộng.

– Làm người, tham vọng một chút cũng được, nhưng nhất định đừng quá ngang tàng, để dã tâm biến mình thành ác quỷ. Nếu không, bạn không vào địa ngục thì ai vào?

– Làm người, thông minh một chút thì tốt, nhưng nhất định đừng tự cho mình là khôn lanh, còn người đời đều là kẻ ngốc. Nếu không , thế giới này chỉ có một kẻ ngu ngơ, là bạn!

– Làm người, lười biếng một chút thì được, nhưng đừng bao giờ làm một kẻ suốt ngày nhếch nhác. Việc cần làm nên cố gắng làm cho trọn vẹn , nên có tâm cống hiến một chút , nếu không muốn làm ký sinh trùng đeo bám xã hội.

– Làm người , tiết kiệm một chút thì được , nhưng đừng quá toan tính với tiền bạc. Nếu không bạn sẽ có thói quen đánh giá người khác qua đồng tiền, sớm muộn gì cũng thành nô lệ cho nó.

– Làm người, khoan dung một chút thì tốt , nhưng đừng để người khác xem thường, lợi dụng sự khoan dung của mình mà tiếp tục phạm lỗi. Dù thế nào cũng nên giữ lấy quy tắc và sự tự tôn riêng.

– Làm người, khổ cực một chút cũng được , nhưng đừng để nỗi khổ kéo dài không phương giải thoát, phải học cách vươn lên…!!!

St

Bình luận về bài viết này »

TRIẾT LÝ VỀ VIỆC SỬ DỤNG ĐÔI CHÂN

Nếu như không bị tàn tật thì tất cả chúng ta đều có một đôi chân.

Và vì đôi chân là thứ sở hữu riêng của mỗi người, nên bất cứ ai cũng đều được tự do sử dụng đôi chân của chính họ, để mà đi lại, vui chơi hay làm việc.

Hôm nay tôi bàn đến chủ đề « Triết lý về việc sử dụng đôi chân » cũng có nhân duyên.

Vài ngày trước có cô gái hỏi tôi, Cô hỏi như sau:

Cô có hai con đang sinh sống ở Mỹ, kinh tế rất khá, nên hằng tháng cô đều nhận tiền chu cấp của các con ở Mỹ gửi về chi tiêu thoải mái, thậm chí giàu có.

Và cô hỏi là vì nhiều tiền quá, với lại cô thích đi du lịch.

Như tháng này thì đi Vũng Tàu, tháng kế đi Vịnh Hạ Long, tháng tiếp nữa thì đi Đà Lạt, Hà Nội, Hội An, Lào,…v…v…

Đi và ăn chơi tiêu sài vậy thì có tội hay không ?

Thứ nhất, Quý Vị cần hiểu là :

Nếu chúng ta không lao động mà ăn cơm, hay chi tiêu,…thì đều bị tổn phước mỗi ngày, sở dĩ cô này còn có người chu cấp, đây là đang hưởng cái phước đã tạo trong quá khứ.

Nếu không lao động mà dùng của con cái thì dần dần sẽ hết phước và sẽ mang nợ những người con ( con cái chẳng qua là một chúng sinh bất kì nào đó mà có nhân duyên với ta trong những kiếp quá khứ mà thôi ).

Mà mắc nợ nhiều thì là điều không tốt một tí nào cả.

Thứ hai :

Như những dòng mở đầu tôi viết, người mà dùng đôi chân của mình vào việc đi vô ích, đi rong ruổi vô bổ, thì cái phước về đôi chân sẽ bị suy tổn.

Như Sư Phụ tôi hay dạy là :

Người mà hay thích đi du lịch nhiều, đi vô bổ thì về già dễ bị quả báo nằm một chỗ, nằm liệt gường.

Vì lúc trẻ đã đi vô ích nhiều quá, nên già chỉ còn nằm, không đi đâu được nữa.

Lời Thầy dạy tôi thấy rất hợp lý.

Giống như cứ mỗi chiều Quý Vị đổ xăng đầy bình, rồi cứ lấy xe chạy rong rong, thì trước mắt Quý Vị thấy mình bị tổn phước vì hao xăng, hết xăng rồi.

Mà xăng dầu là nguồn năng lượng không thể tái tạo và rất quý hiếm.

Nhờ có xăng mà xe mới có thể chạy được, nay ta cứ đổ xăng đầy bình rồi chạy đi chơi cho hết xăng, thì rõ ràng đã có tội rồi.

Hơn nữa, người mà thích đi du lịch, thích đi chỗ này chỗ khác thì tâm người đó sẽ rất dễ bị động, khó định tâm được, vì tâm không chịu ở yên, hắn thích phóng ra ngoài, hướng ngoại, thích nắm bắt ngoại cảnh.

Mà tâm động thì rất dễ tạo nghiệp, cũng như sau đó rất dễ gặp phiền não bất an, buồn bực.

Và khi phước báu được sử dụng hết, tiêu tốn hết thì nghiệp nghèo sẽ đến.

Con cái đâu phải lúc nào ta cũng nhờ được mãi.

Tôi thấy nhiều cha mẹ khi hết phước, thì tự nhiên con làm ăn khó khăn, thậm chí thất nghiệp, hay đổ nợ.

Một số thì khi con lập gia đình thì nghe lời vợ hay chồng, ít thương cha mẹ hơn.

Một số thậm chí con bị bệnh hay gặp nạn mà qua đời,…..nói chung sẽ có rất nhiều rủi ro, và không bền chắc lắm.

Do vậy, khi Quý Vị còn có duyên nhờ con cái, hoặc còn có phước mà có nhiều tài sản, tiền bạc.

Thì cần nên quý trọng, chi tiêu tiết kiệm, nên trích ra ít để làm thêm phước mới, hạn chế tối đa việc đi du lịch, hay đi nghỉ dưỡng sang trọng.

Vì những hoạt động này sẽ làm tổn hao rất nhiều phước báu của tự thân Quý Vị.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Cu si nhuan hoa

Bình luận về bài viết này »

TUỔI CHIỀU ĐÔI BÓNG

Mẹ già tựa cửa mòn trông

Đứa nể vợ, đứa sợ chồng ra riêng

Ngày nào xúm xít đoàn viên

Mẹ chừ ấm lạnh nỗi niềm ai hay..

Con chim đủ cánh thì bay.

Nhìn nôi mẹ nhớ tháng ngày ầu ơ..

Cuộc đời sao tựa giấc mơ!

Tuyết sương mái tóc lòng chưa bạc lòng..

Gầy hao một tấm lưng còng

Nhớ đàn con thuở ẵm bồng trên tay..

Đôi lần mẹ muốn… thành mây

Thương con, nấn lại cõi này ít hôm..

Một đời sương nắng, áo cơm..

Vòng tay nhỏ nhắn Mẹ ôm cả nhà.

Bây chừ tuổi đã chiều tà

Con.. không cần gửi nhiều quà đâu con!

Dầu sông chẳng ngược về non

Mẹ chờ.. bửa cháo, bửa cơm xum vầy.

– Cha ngồi hoài niệm tháng ngày

Cầm lên tấm ảnh:”đứa này giống tui!”

Mẹ nhìn Cha giọt lệ ngùi

Nhạt nhòa mưa đổ khi trời chớm thu.

Chuông chùa vọng tiếng công phu

Đều đều nhịp mõ Mẹ ru đời mình..

Thôi thì.. buông một chữ Tình

Mẹ ngồi độ lượng dòng Kinh vào đời.

– Mẹ Cha chỉ có một thời

Sống quên hôm sớm chết rồi, khóc chi!

Khói hương, giỗ quảy làm gì

Sinh tiền có nghĩa có nghì là hơn..

Thời gian gió vội vô thường

Ơi người.. chớ để giọt buồn ăn năn..

Như Nhiên-TTT

(Trước thềm VuLan-chớm thu 2019)

Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Tôn Giả

__(())__

Bình luận về bài viết này »

HAI HẠNG NGƯỜI KHÓ TÌM Ở ĐỜI

Theo Quý Vị thì có hai hạng người nào mà rất khó tìm thấy ở trên cuộc đời này ?

Phật dạy :

Có hai hạng người khó tìm ở đời :

Một là :

Người không bao giờ bị phạm lỗi :

Thật sự thì khi sống trên đời mà tuyệt đối không bị phạm một lỗi lầm nào thì rất khó.

Tôi lấy một ví dụ đơn giản để Quý Vị thấy là :

Mỗi ngày khi ăn cơm, Quý Vị có để dính một hạt cơm nào sau khi ăn trên chén, sau đó đổ trôi đi mất không ?

Rõ ràng là có rồi, thì đó cũng là có lỗi, có tội rồi, mặc dù là tội nhỏ.

Hoặc mỗi ngày khi bước đi trên đường, hay tạt nước khi rửa chén, Quý Vị có giẫm chết kiến, hoặc đổ nước làm kiến bị trôi chết hay không ?

Chắc là phải có.

Vậy thì cũng có tội, mặc dù tội nhỏ.

Rồi hằng ngày khi chúng ta ăn, hay sử dụng vật dụng và xả rác, đổ ra môi trường bên ngoài, làm môi trường bị ô nhiễm, làm sự sống các loài bị đe dọa.

Vậy thì đúng như lời Phật dạy, thật khó tìm ở đời mà có một người nào mà không bao giờ bị phạm lỗi.

Hai là :

Người có lỗi, phạm lỗi nhưng dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi :

Ở hạng người thứ hai này, theo tôi cũng khó tìm nhưng vẫn có trên đời, và nếu Quý Vị cố gắng thì cũng có thể làm được.

Đó là khi chúng ta làm sai, hay mắc lỗi với ai, ta dám dũng cảm nhận lỗi về mình, hoặc có thể xin lỗi người mà ta đã lỡ phạm.

Sau đó tự hứa với lòng là sẽ sửa đổi để sau này sẽ không mắc lại lỗi lầm ấy nữa.

Người mà sống được như thế, thì tôi nghĩ trong tương lai đạo đức của họ sẽ vô cùng tốt, và sẽ sớm trở thành người hoàn thiện, hoàn hảo.

Qua phần tìm hiểu về hai hạng người khó tìm ở đời này, Quý Vị sẽ rút ra được hai bài học quý :

Một là :

Trong cuộc sống chúng ta cố gắng đến mức thấp nhất đừng để mình bị mắc sai lầm hay bị phạm lỗi, có lỗi.

Hay là :

Nếu đã lỡ bị phạm lỗi hay mắc lỗi thì ta nên dũng cảm đối diện, chấp nhận, và sửa lỗi, không nên lãng tránh, hay tái phạm.

Người mà sống được như thế thì thật đáng quý ở trên đời.

Cu si Nhuận Hoà

Bình luận về bài viết này »

Giận dữ

Có một đứa trẻ nói với Mẹ của nó rằng:

“Mẹ, hôm nay Mẹ thật đẹp.”

Người Mẹ cảm thấy lạ, liền hỏi lại con:

“Sao con lại nói như thế, lẽ nào hôm qua Mẹ không đẹp sao?”

Đứa trẻ trả lời rất nhanh:

“Vì hôm nay Mẹ không nổi giận.”

Câu chuyện này chắc chắn sẽ khiến nhiều người lớn chúng ta ngộ ra rằng:

Thì ra muốn đẹp thực ra không hề khó, bởi chỉ cần lựa chọn thái độ vui vẻ, không giận dữ, cái đẹp tự khắc xuất hiện.

Con người khi phát hiện một sự việc gì đó đổ bể, không như ý… thường có xu hướng nổi giận, muốn xả thử cảm xúc tiêu cực trong mình ra ngoài mà không biết rằng lúc đó, diện mạo của chúng ta dần dần trở nên rất khó coi. Chỉ có điều, không nổi giận, nói thì dể nhưng thực hành không dể

Lựa chọn không nổi giận và chuyển sang thái độ hòa nhã, giải thích rõ ràng, nói rõ ràng, xử lý thỏa đáng mọi chuyện còn tồn tại khúc mắc – đó thực sự là việc mà chỉ có người có trí tuệ lớn mới có thể làm được.

Nhưng nói như vậy không có nghĩa là chúng ta không thể kiềm chế sự nóng nảy của bản thân. Tu dưỡng, rèn luyện, học cách kìm nén cơn giận, từng bước một, chúng ta sẽ làm được.

( st )

Bình luận về bài viết này »

Nhẹ ghét, thương

Nhân thế xoay vần chuyện ghét, thương

Lúc thì oán giận, lúc tơ vương

Thương trong vướng mắc, thương rồi khổ

Ghét, nhắc tên hoài, ghét lại thương.

– Đã biết có thương là có giận

Thì đừng lận đận ghét cùng thương!

Mong sao sống nhẹ nhàng thương, giận

Để thoát ra ngoài khổ ghét, thương..

Như Nhiên

T Tánh Tuệ

Namo Buddhaya

__(())__

Bình luận về bài viết này »

Người ta mãi mãi không hiểu được sự quan tâm chân thành của mình dành cho họ đến khi mình dành sự quan tâm đó cho người khác. Tình cảm có thể tự sinh ra, cũng có thể tự mất đi, sự quan tâm cũng vậy. Không ai hoài công hướng mãi về kẻ luôn quay lưng lại phía mình. “Hối tiếc” luôn đi cùng “muộn màng”, có lẽ là như vậy.

-Minh Mẫn-

Bình luận về bài viết này »

Duyên phận tốt nhất trên đời, là có được một người bạn để cùng nương tựa vào, vĩnh viễn không chê bạn nói nhiều, không sợ bị phiền hà mà chung sống với nhau bao lâu cũng chẳng ngại, vĩnh viễn sẽ luôn bên cạnh bạn, nhớ đến bạn lúc lạnh căm hay ấm áp, hiểu được niềm vui và nỗi buồn của bạn.

[Trans: HaukiNo]

Bình luận về bài viết này »